Trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bát quái với khoa học hiện đại

Đồ hình Bát Quái
Chu dịch , là bộ sách bàn về lý, tượng, số, chiêm. Về hình thức và phương pháp giống như là một tác phẩm chuyên luận về âm dương bát quái. Nhưng thực chất là là dùng phương pháp bát quái để dự đoán thông tin. Vấn đề cơ bản nhất của nó là dùng vũ trụ quan một phân làm hai và quy luật đối lập thống nhất, là dùng phương pháp duy vật biện chứng, chỉ rõ quy luật tự nhiên của quá trình phát triển, biến hóa giữa các sự vật trong vũ trụ. Nội dung của nó vô cùng phong phú, phạm vi đề cập rất rộng, trên bàn thiên văn, dưới bàn địa lý, giữa bàn việc đời và con người, từ khoa học tự nhiên đến xã hội, từ sản xuất đến cuộc sống, từ bậc đế vương trị quốc ra soa cho đến người dân phải làm người như thế nào. Tất cả đều được bàn một cách tỉ mỉ, thật là bao gồm khắp hết, không đâu không bàn đến. Ơ chương này chủ yếu sẽ nói rõ vì sao sách Chu dịch bị quy là mê tín phong kiến, mối quan hệ của nó với khoa học là ở đâu và nói đã cống hiến cho nhân loại những gì.

I. VỀ VẤN ĐỀ MÊ TÍN PHONG KIẾN CỦA BÁT QUÁI

Xưa nay vẫn tồn tại hai cách nhìn khác nhau đối với bộ sách Chu dịch . Loại ý kiến thứ nhất:
cho bộ sách này, dù từ dịch lý hay tượng số đều có giá trị quý báu về khoa học, là bảo vật của dân tộc Trung Hoa. Loại ý kiến thứ hai lại cho rằng bộ sách này xét về tổng thể mang màu sắc thần học, quỷ thần, tuy về quan điểm triết học và lịch sử, nó có giá trị thực tế nhất định. Họ cho rằng bát quái trong Chu dịch là một thứ mê tín phong kiến , duy tâm , siêu hình . Cho nên trong lịch sử cũng xuât hiện cuộc tranh luận của phái dịch lý và phái tượng số với hai quan điểm khác nhau. Nhưng từ năm 1949 trở về trước xa xưa, người làm dịch lý chỉ bàn về phương diện thực tiễn. Từ sau đời Hán, nghiên cứu tượng số khá thịnh hành, đến đời Tống tợng số rất hưng vượng và đã có cống hiến to lớn cho khao học dự đoán của Trung Quốc. Những nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ này có Trần Bác, Chu Hy, Thiệu Khang Tiết, v. v. ..

Từ sau 1949, việc nghiên cứu Chu dịch của Trung Quốc tuy bị ngừng lại, nhưng ngoài những tham luận có liên quan với Kinh dịch ra, phẩn nhiều đều nghiên cứu về mặt lịch sử và triết học. Còn đối với bát quái thì cho rằng nó thuần là mê tín phong kiến , duy tâm, siêu hình , thành loại tư tưởng bị cầm, nhất là dùng bát quái để dự đoán thông tin về tự nhiên và con người càng bị cấm, không ai dám nói đến.

Sau năm 1984 việc nghiên cứu Chu dịch của Trung Quốc, đặt biệt là nghiên cứu tượng số cơ bản đã thay đổi. Mười năm lại đây tuy đã tốt hơn nhiều nhưng vẫn chưa được coi trọng đầy đủ, cho nên ngày 11 tháng 12 năm 1987 Nhân dân nhật báo đã báo tin về cuộc Hội thảo học luật Chu dịch quốc tế. Trong tin đó nói: Việc nghiên cứu tổng hợp dịch lý và tượng số đã giành được những bước tiến to lớn trong khoa học liên ngành, trong nhiều tầng lớp, nhiều kênh, nhiều góc độ, nhất là xu thế nổi bật trong nghiên cứu khoa học đa ngành . Điều đó làm cho cuộc tranh luận giữa hai phái dịch lý và dịch số trong nghiên cứu Chu dịch trên hai nghìn năm ở nước ta và mấy thế kỷ gần đây của thế giới được giải quyết một cách tương đối tốt. Nguyên nhân nói Chu dịch là mê tín phong kiến , là duy tâm, siêu hình là ở mấy điểm sau:

1. Vì trong sách Chu dịch có các chữ thần , quỷ , tế lễ , thiên hữu . Hơn hai nghièn năm về trứơc sách Chu dịch đã ra đời, nếu yêu cầu tác giả lúc đó không có quan niệm thần quỷ là không khách quan. Cho nên, chúng ta đối với bộ sách này cũng nên như thế. Chúng ta không nên vì trong sách có chữ quỷ , thần àm đã vội cho là nó tuyên truyền mê tín , không đi sâu phân tích, đố không phải là thái độ khoa học. Ví dụ trong kho táng y học của nước ta, trong nhiều chương của Hoàng đế nội kinh đều đề cập đến các từ của chuyện quỷ thần, nhưng giới y học vẫn không cho rằng đó là mê tín phong kiến mà với thái độ khoa học sàng lọc nên đã góp phần thúc đẩy y học nước ta phát triển nhanh chóng. Số từ quỷ thần ghi trong Chu dịch so với Hoàng đế nội kinh còn ít hơn rất nhiều.

Các từ quỷ thần trong Chu dịch qua khảo sát, thống kê thì thấy: Kinh Chu , tức, quẻ từ hào
từ của 64 quẻ không có chữ thần , có ba chữ quỷ , bảy chữ tế lễ , tự thiên hữu và thượng hữu mỗi chữ có một chỗ. Trong văn ngôn hai chỗ có chữn thần . Trong Hệ từ hai mươi chỗ có chữ thần , hai chỗ có chữ quỷ , hai chỗ có chữ tự thiên hữu . Trong Thuyết quái hai chỗ có chữ thần . Toàn sách hai mươi chỗ có chữ thần , mười ba chỗ có chữ tế lễ , năm chỗ có chữ quỷ, tự thiên hữu và tự thượng hữu mỗi chữ có năm chỗ. Đó là toàn bộ tội chứng mê tín phong kiến của bát quái. Bây giờ ta thử xem qua chữ thần , quỷ trong Chu dịch thực chất là thế nào.

1) Các chữ thần, quỷ trong Chu dịch nguồn gốc là ở chú thích của người đời sau. Sáu mươi tư quẻ trong Chu dịch , bất kể là trong quẻ từ hay hào từ , đều không có chữ thần nào, tuy có ba chữ quỷ trong các cầu tải quỷ nhất xa , Cao Tông phiệt quỷ phương và Chấn dụng phiệt quỷ phương nhưng câu đầu chữ quỷ là hình dung từ, câu sau chữ quỷ là tên của một tộc (theo Thiệu Vĩ Hoa: quỷ phương là một dân tộc ở biên giới đời nhà An, hoặc quỷ phương tức là một tộc thời An Cao Tông đã kịch chiến với nhà An. Nói một cách khác, sau này gọi quỷ phương là hung nô). Cho nên sáu mươi tư quẻ căn bản không phải là cái gì nói về thần, quỷ, hoặc là việc cầu thần hỏi quỷ.

Các từ quỷ, thần trong Chu dịch nguồn gốc là từ sách thập dực của người xưa. Nhưng các nhà chú giải Dịch ở các triều đại khi giải thích quỷ thần tuy có hai loại quan điểm khác nhau, nhưng đa số đều lầy quỷ thần để so sánh với sự biến hóa của hai khí âm dương.
Như trong cầu Cố tri quỷ thần chi tình trạng của Hệ từ , chữ quỷ trong câu là chữ quy , chữ thần là chữ thân . Thần vô phương, dịch vô thể , ý của câu này nói quy luật biến hoá vô cùng thần diệu, cho nên chữ thần này không phải là quỷ thần.

Trong sáu mươi tư quẻ, có bảy chữ tế lễ , trong đó có bốn chữ là nói đến việc tế lễ, nhưng không phải là của quẻ từ mà là hào từ, cà cũng không hải từ chính. Ví dụ Hồ nại lợi dụng dược tức là vạch trần tội ác chủ nô ngày xưa dùng tù binh để làm tế vật.

Trong sách có một số việc tế lễ , phần nhiều là cổ nhân gán cho bát quái. Như trong quẻ từ
của quẻ chấn vốn không có từ tế lễ, nhưng trong tượng khi giải thích đã thêm vào cầu: khả dị
thủ tôn miếu xã tắc, dị vi tế chủ hạ (có thể giữ tôn miếu xa tắc, lấy làm tế chủ vậy). Những trường hợp đại loại như thế quả thực đã làm căn cứ cho một số người đời nay phủ nhận bát quái là một khoa học.

2) Có nhiều lý do làm cho người đời nay gán cho bát quái là mê tín . Kỳ quái nhất là người xưa và người nước ngoài đều thừa nhận bát quái là khoa học thì ngược lại tự chúng ta có một số người lại kịch liệt phẩn đối. Biện pháp có hiệu quả nhất của họ là lợi dụng dịp chú thích để tìm cách phủ lên cho bát quái một lớp màu sắc quỷ thần. Ví dụ trong tượng truyện của quẻ khiêm có một câu thần quỷ hại doanh nhi phúc liêm , Trình Di, nhà lý học nổi tiếng ngày xưa đã giải thích là tạo hóa chi tích , Ngô Phân theo quẻ tượng giải thích là quỷ vị tứ, thần vị tam (chỉ hào ba, hào bốn) khôn vi quỷ hại, càn vi thần phúc . Trấn Địa Kinh triều Thanh là mạn chiêu tổn, khiêm thụ ích , đều không phải chỉ việc của quỷ thầnmà gần đây có người chú là thần đạo của câu này nói rõ khiêm thì hanh, không khiêm thù không hanh .

Lại còn hào thứ chín mươi lăm của quẻ ký tế có nói đông lân sát ngưu, bất như tây lận chi
(dược) tế, thực thụ kỳ phúc cổ nhân phần nhiều dều từ quẻ tượng mà giải thích. Chu dịch tập giải cho rằng: chín mươi lăm là đông, sáu mươi hai là tây, khảm là thủy, lỵ là ngưu, thủy diệt hỏa vì sát ngưu. Đông chỉ triều An, Tây chỉ triều Chu. Cho nên hào từ của hào này ý nói vương triều An phải diệt vong, dùng sát ngưu để tế lễ quỷ thần vô cũng ích, triều Chu thuận với sự phát triển của lịch sử, được lòng người, dù không sát ngưu tế quỷ thần cũng vẫn hưng khởi. Cách dùng chữ sát ngưu ở đây không những là tỉ dụ mà còn nói lên một cách đầy đủ tư tưởng duy vật đơn giản của người xưa. Nhưng người đoài nay khi chú giải lại gán cho người xưa là mê tín, cầu thần bảo hộ.

Hay như hào từ chín mươi lăm của quẻ dộn nói: Phì độn vô bất lợi . Ơ đây chữ phì , ngày xưa là chữ phi , cho nên phì độn có nghĩa là cao chạy xa bay . Thế nhưng người nay cưỡng gán
cho phì độn là phì đồn (lợn béo) để nói thành ý tế thần.

2. Lý do thứ hai nói bát quái là mê tín phong kiến vì: khi bói quẻ phải cầu thàn dâng hương, tâm có thành mới linh ứng.

Trong lời nói đầu của Chu dịch thông nghĩa nói: Cổ nhân mê tín, gặp việc hồ nghi vẫn hay
cầu thần . Trong một số chú giải của Chu dịch có ghi cổ nhân khi bói cỏ thi, thì dâng cỏ lên làm nghi thức. Sau Triều Tống, có một số sách bàn về bói toán cũng đến trước khi bói phải đốt hương cầu quẻ. Tôi cho rằng những cách làm này vừa không phải là bản thân Chu dịch vốn có, càng không phải là tôn chỉ của Kinh dịch , mà là cách làm huyền ảo của những người bói toná dẫn đến, không thể cưỡng gán cho sáu mươi tư quẻ của Chu dịch .

Trong hào từ quẻ mông có cầu: sợ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cát. Lợi trinh . Xã hội ngày nay khi tiến hành dự đoán cũng chỉ có thể làm theo nguyên tắc này.

Vì sao khi đoán chỉ có thể lắc một lần quẻ mà không thể lắc lần thứ hai, lần thứ ba? Đó là vì khi ta khất quẻ, lấy ba đồng tiền lắc, tiền là kim loại là từ tính, thân thể người ta cũng có từ trường, thông qua từ trường mà những thông tin cần dự đoán phải hồi vào đồng tiền để ứng vào quẻ. Nếu lắc lại lần thứ hai, thứ ba thì do ý niệm của mình mỗi lần khác nhau nên lắc mạnh nhẹ khác nhau, làm cho thông tin phản hội khác nhau. Do đó kết quẻ của các lần lắc khó mà giống nhau được. Như vây tức là ba lần lắc là ba tượng quẻ, hào đọng của mỗi quẻ khác nahu, chủ sự việc khác nhau, cuối cùng lấy tượng quẻ nào làm chủ, người gieo quẻ không định đoạt được, cho nên người xưa căn cứ kinh nghiêm lấy quẻ đầu làm chủ và không lắc lần thứ hai, thứ ba nữa. Đó vốn là vấn đề nguyên tắc hoặc là phương pháp lấy quẻ, nhưng có một số nhà sịch học không hiểu được phương pháp lấy quẻ này đã giải thích sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cát là : nếu người bói cho rằng cỏ thi không chuẩn, lại lắc lại, tức là phạm đến quỷ thần, quỷ thần sẽ không mách bảo nữa . Nói thế tức đã hoàn tàon hiểu sai. Sự hiểu nhâm này tất nhiên sẽ dẫn đến nhận thức sai.

Về cách nói tâm thành tắc linh trong một số sách cổ chính là cường điệu người xin quẻ lòng phải thành, lòng thành mơi có thể đoán được đúng. Cách nói ấy cũng làm cho bát quái trở thành cái cớ mê tín.

Tâm thành thì ứng nghiệm thật ra không thuộc vấn đề mê tín. Tâm thành nói theo cách hiện nay là ý nghĩ phải tập trung , tức là người đến hỏi việc phải tập trung sức chú ý vào việc muốn hỏi, từ đó thông tin qua tác dụng của từ trường thân thể mình, chuyền tin tức đến đồng tiền qua tay, như vậy mới phản ánh chính xác vào quẻ được. Nếu ý niệm của người xin quẻ không mạnh, tinh lực không tập trung, suy nghĩ lung tung, thông tin sẽ bị nhiễu, không phản ánh chính xác vào tượng quẻ nên đoán sẽ không chuẩn. Điều này cũng giống như ta luyện khí công, khi ý nghĩ không tập trung việc tập sẽ không đưa lại hiệu quả. Ngày xưa còn nêu ra: không có việc không xem quẻ, không bị ảnh hưởng không xem quẻ, không động không xem quẻ, không cần không xem quẻ, không khác thường không xem quẻ v. v. ... tấtc ả những cái đó đều thuộc phạm trù ý nghĩ và là vấn đề nguyên tắc trong dự đoán.

Không ít người cho rằng: Bát quái dự đoán cát hung là duy tâm, siêu hình . Những kẻ đố không hiểu biết khoa học về con người, họ phủ nhận cách nói con người có cát hung, họa phúc, cho nên họ mới nói bát quái đoán được cát hung, họa phúc của con người là duy tâm, là siêu hình .

Trong Hệ từ có nói: Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp . Cát hung, họa phúc ở đây thực tế là vấn đề được và mất, thắng và bại.

Trời đất có sinh sát, vạn vật có bắt đầu và kết thúc, đế vương có hưng suy, nhân sự có cát hung.

Đó là quy luật phổ biến của thế giới. Vũ trụ là một đại thiên thể, con người là một tiểu thiên thể. Am dương ngũ hành vận động trong vũ trụ dẫn đến sinh khắc biến hóa, tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến con người. Cho nên trong Linh xu âm dượng nhị thập ngũ luận nói: thiên địa chi hợp, lục hợp chi nội, bất ly ư ngũ, nhân tắc ứng chi (hợp thiên địa, trong lục hợp không khỏi có năm, người nữa là sáu).

Do đó, người tất nhiên sẽ có cát hung, phúc họa. Nói tóm lại thuận theo âm dương sẽ sống, ngược lại thì chết; thuận thì trị, nghịch thì loạn (Chương ba của tứ khí điều thần). Điều này đối với một người hay cả xã hội đều như thế cả.

Còn một số vấn đề chưa làm rõ trong bát quái, hoặc là những nguyên nhân gây ra cát hung cho con người mà chưa được làm sáng tỏ, chúng ta chỉ có thể dùng thái độ khoa học, nghiên cứu sâu hơn chứ không thể dễ dãi cho rằng đó là mê tín, siêu hình . Vì đó không phải là thái độ của người duy vật và người khoa học cần có. Cuộc bàn luận về những chuyện quỷ thần, chung tôi tin là cùng với nhận thức ngày càng sâu sắc và nâng cao của con người, sẽ được nhận thức lại một cách đúng đắn.


II. BÁT QUÁI VÀ KHOA HỌC


Bát quái dùng làm gì? Hệ từ nói rõ: Bát qúi địnhc át hung , để định nghiệp thiên hạ . Cho nên bát quái, về văn có thể trị nước, võ có thể yên dân, trên có thể báo quốc, dưới có tác dụng giúp dân, giá trị khoa học của nó rất quý báu.

Trong bát quái càn là trời, khôn là đất, khảm là nước, ly là hỏa, chấnlà sấm, tốn là gió, cấn là núi, đoài là ao hồ, vốn là tám loại vất chất trong vũ trụ. Đem tất cả vật chất trog vũ trụ quy nạp thành bát quái, điều đó tiểu biểu cho nhận thức của nhân loại về thế giới tự nhiên. Những điều dự đoán của sáu mươi tư quẻ cơ bản chia là ba loại:Sản xuất vật chất, cuộc sống xã hội và nhận thức khoa học. Phạm vi bát quái ứng dụng trong khoa học rất rộng: nông nghiệp, thiên văn, địa lý, toán học, hóa học, quân sự, ngoại giao, nhân thể học, y học, sinh học, chính trị, kinh tế, triết học, văn học, luật học, dự đoán học, chọn giống, di truyền,
khí công, sử học, truyền tin. Tất cả đều có những mối quan hệ khăng khít và đã thu được thành tựu to lớn trong ứng dụng bát quái. Để nói rõ tínhk hoa học của bát quái, dưới đây chúng tôi xin nêu văn tắt một số sự việc.

1. Bát quái với sử học: Mọi người đều biết, giới sử học đối với lịch sử và tình trạng xã hội từ
đời Chu về trước, trong một thời gian dài do thiếu các tư liệu văn bản và chứng vật nên không có cách gì làm rõ được. Về sau nhờ phát hiện được nhiều di chỉ và mộ cổ ở cố đô, đào được hàng vạn giáp cốt. Trên những giáp cốt này, chữ khắc rất rõ ghi lại một lượng lớn chiêm bốc ở đời Chu và đời Chu về trước. Trên cơ sở đó mà các nhà khảo cổ học, sử học mới dần dần làm rõ tình trạng lịch sử xã hội đời Chu. Từ đó thấy rõ, hồi đó đã dùng bát quái để ghi lại sự thật lịch sử thật quý giá và chân thực biết bao. Đồng thời, cũng chứng minh đầy đủ kỹ thuật, dự đoán bát quái hồi đó rất cao, kết quả chuẩn xác, cũng là điều hiếm thấy trong lịch sử đoán thông tin của thế giới.

2. Bát quái với toán học: Ở Trung Quốc muốn khảo chứng nguồn gốc của con số thì không thể nào bỏ qua được sách bát quái của Phục Hy. Có thể nói: Phục Hy là thủy tổ số học của Trung Quốc, bát quái là một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật tức bát quái là do số học cầu tạo nên hay nói cách khác, bát quái là biểu hiện của số.Quẻ bát quái có số quẻ, hào có số hào, các con số xuyên suốt các quẻ trong bát quái. Ví dụ: càn1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8. Hai quẻ chồng nhau lại được một số mới, số ấy gọi là số quẻ.

Dưới đây ta tính số hào của mỗi quẻ nhị phân.

22 x 0 = 0 22 x 0 = 0
21 x 0 = 0 0 21 x 0 = 0 1
20 x 0 = 0 20 x 1 = 1
22 x 0 = 0 22 x 0 = 0
21 x 1 = 2 2 21 x 1 = 2 3
20 x 0 = 0 20 x 1 = 1
22 x 1 = 4 22 x 1 = 4
21 x 0 = 0 4 21 x 0 = 0 5
20 x 0 = 0 20 x 1 = 1
22 x 1 = 4 22 x 1 = 4
21 x 1 = 2 6 21 x 1 = 2 7
20 x 0 = 0 20 x 1 = 1

Tức là tính theo chế độ nhị phân ta có: ( ) 000, ( ) 100, ( ) 020,( ) 120, ( ) 004, ( ) 104, ( ) 024, ( )124.

Nhà số học Đức (Lepbunixt) đã căn cứ vào bát quái của Trung Quốc mà phát minh ra máy tính làm chấn động giới khoa học cả thế giới, cho nên được gọi là mẹ đẻ ra máy tính.
Bát quái không những là nguồn gốc của số học, nó còn đồng thời với nguồn gốc chữ viết của
Trung Quốc. Tám phù hiệu của bát quái là chữ cổ của Trung Quốc. Điểm này đã được ghi lại tượng tận trong lịch sử giáp cốt học

3. Bát quái với y học: Ở Trung Quốc từ xa sưa đã có câu nói: y dịch tương thông (y học và dịch học liên quan nhau), tức là những người nghiên cứu dịch học của Trung Quốc đều lấy sách y học Hoàng đế nội kinh làm sách tham khảo chính. Ngược lại, những người nghiên cứu y học luôn lyấy Dịch học làm nguồn gốc của lý luận. Cho nên nguyên lý của bát quái đã sớm được dùng vào các lĩnh vực của y học. Nó đã cung cấp những luận cứ đầy tin cậy cho dự đoán bệnh, chuẩn đoán, dự phòng và điều trị. Bây giờ ta thử điểm qua bát quái phối với giải phẫu cơ thể người ra sao thì sẽ thấy rõ.
Bát quái và thân thể:
Ngoại ngũ hành: càn là đầu, ly là mắt, khảm là tai, đoài là miệng, khôn là bụng, cấn là tay, chấn là chân, tốn là đùi.
Nội ngũ hành tức bát quái phối với ngũ tạng: càn, đoài là phổi, ly là tim, tốn là mật, chấn là gan, cấn là lá lách, khôn là dạ dày, khảm là thận.

4. Bát quái với sinh vật: Sáu mươi tư quẻ trong bát quái rất thống nhất với cầu tạo gen di truyền đã được phát hiện trong nghiên cứu mật mã di truyền của sinh vật. Quyết định phân tử của cơ chế di truyền có hai loại: gọi tắt là DNA và RNA. Hai loại này có kết cấu giống nhau, đều có gốc axit phôtphoric và gốc kiêm cấu thành. gốc axit phôtphoric của DNA và RNA giống nhau, đều cùng loại, nhưng gốc kiềm có hai loại, mỗi loại lại nối với bốn gốc kiềm khác, nên hai loại nối với tám gốc kiềm.

Như vậy cứ mỗi nhóm ba DNA và RNA làm thành một mật mã di truyền, tám loại gốc kiềm mỗi lần lấy ba, trùng hợp lại sẽ thành 64 loại. Nó so với kết cấu của bát quái để hình thành 64 quẻ rất giống nhau.
Hạt nhân đường C4H4N2 dòn T
+ Gốc kiềm C4H4N2 bào C
thoát ôxy C5H4N4 đen G
Gốc axit C5H4N4 tuyến A
+ đường
Hạt nhân đường C4H4N2 amôniac U
+ Gốc kiềm C4H4N2 bào C
không thoát ôxy C5H4N4 đen G C5H4N4 tuyến A

5. Bát quái cũng có mối quan hệ với giáo dục tư tưởng phẩm chất: Ví dụ: quẻ khiêm có đưa ra đức khiêm tốn, cho rằng tính khiêm nhường phải lấy trí tuệ, siêng năng, nỗ lực làm tiền đề, không thể gắn khiêm nhường với hồ đồ, lười biếng, nhu nhược được. Đồng thời quẻ đó cũng nói Khiêm tốn sẽ tiếp thu những điều có ích, ngạo mạn sẽ nhận được sự tổn thất . Đó chính là điều mà chung ta vẫn tuần theo xưa nay.

6. Bát quái với luật phát: Từ tượng quẻ của bát quái cũng như các điều dự đoán đã ghi chép lại từ xa xưa, một mặt cho ta thấy Trung Quốc từ rất sớm đã có hình pháp, mặt khác bọn chủ nô, những người thống trị đã thao túng quyền sinh quyền sát, thiết lập những trại giam tàn khốc. Thí dụ như các quẻ : khốn , cách , thiên lôi vô vọng , thiên thủy tụng đều bàn về pháp luật, giam cầm. Hình pháp ngày xưa có đánh đập, đấu tố trước quần chúng, cắt mũi, thích dấu lên trán, nhốt ngục, chặt đầu v. v.. .. trong quá trình bọn thống trị xây dựng pháp luật cũng chú ý giáo dục yêu cầu mọi người tôn trọng pháp luật, chỉ rõ phạm pháp là do manh động; dạy mọi người làm việc tốt, lánh xa việc xấu. Như trong tượng quẻ, tượng từ có nói: tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương (làm điều thiện sẽ có điều vui, làm điều ác sẽ gặp tai ương), thiện bất tích, bất túc dị thành danh, các bất tích bất túc dị diệt thân (không làm điều thiện thì không đủ để thành danh, không làm điều các sẽ không đến nỗi bị tiêu diệt), tội đại nhi bất khả giải (tội lớn khó mà thoát được). Những điều trên là những lời dạy hay về pháp luật.

Trong thẩm vấn, để khỏi oan người tốt, bỏ qua kẻ xấu Hề từ có cầu: kẻ có tội, lời nói tỏ ra lo lắng. Người vong ơn bội nghĩa, lời nói hành động sẽ trái với thực tế, kẻ nói sai sự thật thường sợ người khác vạch trần. Cho nên khi nói năng lời nói của chúng tỏ ra lo lắng. Người lại, người thật thì lương thiện người lành lời ít . Cách xem đoán người qua bề ngoài, qua ngôn ngữ hay thường vẫn rất có giá trị.

Bát quái không chỉ có tượng quẻ về hình pháp mà trong nghiên cứu hiện đại về Kinh dịch, còn có thể dùng bát quái để dự đoán thông tin về tội phạm và quan toà. Phát hiện này dùng để dự đoán về bị giam cầm, dự đoán về tộị phạm và giảm thấp tội phạm đối với công cuộc xây dựng đất nước có một ý nghĩa rât to lớn.

7. Bát quái với khí tượng: Trong Kinh dịch bàn rất nhiều đến dùng bát quái để đoán khí hậu thời tiết. Ví dụ quẻ khôn, quẻ truân, quẻ trung phù ..., cả thảy có 16 quẻ chuyên nói đến các thông tin về khí tượng. Nước ta dùng bát quái để đoán thời tiết đã được ghi lại rất nhiều trong giáp cốt văn. Trong An khư khiết tiền tiên có nói : kỷ sửu bốc, canh vũ , ất dục bốc, mão bính vũ . Chúng tôi đã dùng bát quái để dự đoán thời tiết vùng Tây An bốn mươi sáu tháng, độ chính xác đạt 68, 16%, so với đài khí tượng Thiểm Tây là hơi thấp, nhưng so với đài trung ương lại cao hơn. Nhưng Đài trung ương và Đài Thiểm Tây là hôm nay dự báo cho ngày mai, còn chung tôi là dự báo trước một tháng.

Cống hiến của bát quái về phương diện thiên văn cũng rất lơn. Ngài Lưu Tử Hoa khi còn lưu học ở Pháp năm 1940 đã từng dùng bát quái để dự đoán khối lượng, tốc độ và quỹ đạo của ngôi sao thứ mười trong thái dương hệ nên đã giải quyết được một vấn đề làm chấn động cả thế giới mà hồi đó các nhà thiên văn học rất kho giải quyết.


III. BÁT QUÁI VÀ KHOA HỌC (2)

8. Bát quái với quân sự: từ xưa đến nay, bát quái luôn được các nhà quân sự coi trọng và đã trở thành sách giáo khoa không thể thiếu được trong xây dựng và quản lý quân đội, trong chỉ đạo chiến tranh. Trong sáu mươi tư quẻ cũng bàn luận rất nhiều về quân sự. Ví dụ sư , quẻ đồng nhân , bàn về chuẩn bị chiến tranh, đầu tiên nhấn mạnh cần phải có người chỉ huy tài đức song toàn, thông minh, tháo vát, nhấn mạnh quân đội phải có tổ chức và lỷ luật chặt chẽ mới có thể đánh thắng. Đối với thắng bại trong chiến tranh cũng phân tích rất tỉ mỉ. Quẻ phục nói quân đội phải quen thuộc địa lý, địa hình, nếu không sẽ mất phương hướng. Quẻ ly bàn về cảnh giác với mọi người và đề phòng bọn địch giăng bẫy. Quẻ tấn bàn về chiến thuật chiến tranh, các quẻ khác bàn về chiến thuật phục kích, công đồn, phòng ngự, tiến công, tao ngộ chiến, đặc biệt chú ý cảnh giới, đề cao cảnh giác, phòng ngự liên hoàn, chủ trương hoà bình, phản đối xâm lược v. v. ... kiến thức quân sự rất phong phú.

Các nhà quân sự cổ đại như Tôn Tẫn, Gia Các Lượng v. v... đã vận dụng quân sự trong bát quái vào chỉ đạo chiến tranh và thu được nhiều thành tích to lớn. Cuốn Trung Quốc sử giản biên của Phàm Văn Lan đã ghi lại chuyên đề Gia Cát Lượng dùng bát quái để trị quân như sau: Gia Cát Lượng trị quân đặc biệt coi trọng kỷ luật. Trong đó nổi tiếng nhất có Bát trận đồ. Hành quân phải theo đội ngũ, chú ý chỗ đóng quân, đồn luỹ, giếng bếp, chỗ vệ sinh, hàng rào đều phải xây dựng theo quy định, trên đường hành quân cũng phải sẵn sàng chuyển sang tấn công hoặc phòng thủ ngay.

Trước Gia Cát Lượng, Đỗ Hiến cũng đã dùng bát trận pháp đánh tan Bắc Hung nô, về sau Gia
Cát Lượng cải tiến thêm thành ra một hình thức mới. Mã Long đời Tây Tấn dùng bát quái trận pháp thu hồi Lương Châu. Điêu Ung thanh đời Bắc Nguỵ đã dùng bát trận của Gia Cát Lượng để chống lại Nhu Nhiên. Lý Tĩnh nói với Đường Thái Tôn: Lục hoa trận pháp nguyên là từ bát trận pháp. Gia Cát Lượng là người có cống hiến cho nền quân sự cổ xưa . Bát trận pháp, bát trận đồ nói ở đây chính là lấy bát môn cửu cung của bát quái vận dụng vào các trường hợp quân sự điển hình.

Ngày xưa vận dụng bát quái vào quân sự, vào chiến tranh, ngày nayc ũng có thể làm điều đó. Nước Mỹ đã vận dụng bát quái vào chiến lược, chiến thuật tên lửa hạt nhân. Cũng có thể lấy từ quẻ sư củabq đã góp phần phát triển xây dựng quân đội nước ta, đó là cống hiến vĩ đại không thể phai mờ được.

9. Bát quái với khí công: Trong Hệ từ có câu: Nhất âm nhất dương chi vị đạo bàn về quy luật vận động của hai khí âm dương, chỉ rõ quy luật phổ biến về sự vận động của sự vật. Trên kia đã nói: trời có âm dương, đất có âm dương, người có âm dương, trời đất vạn vật đều có âm dương, hai khí âm dương vận động trong vũ trụ quyết định sự sinh trưởng biến hóa của vạn vật, phát triển và thúc đầy sự vật tiến lên. Vũ trụ là đại thiên thể, con người là tiểu thiên thể. Do đó sự vận động của các thiên thể và nhân thể co mối quan hệ mật thiết với nahu và đều chịu ảnh hưởng chung của đại thiên thể vũ trụ này.

Bảo mệnh toàn hình luận nói: Nhân sinh hữu hình, bất ly âm dương (con người không tách khỏ âm dương) Chu dịch tập giải có câu: Ban đầu âm dương giao hợp, cuối cùng âm dương chia thành vạn vật, hợp thì sinh tách ra thì tử . Y học hiện đại đã chứng minh, do sự vận động của khí đã đưa lại sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng. Khí trong cơ thể người có âm, dương là một loại vật chất tinh vi có sức hoạt động rất mạnh. Nó lưu hành trong toàn thân, chỗ nào cũng có. Có sự sống hoạt động, về căn bản mà nói là có sự thăng, giáng, xuất, nhập của khí. Hoạt động của khí ngừng thì sự sống cũng dừng. Rất rõ ràng là, người sở dĩ bị bệnh là do mất cân bằng âm dương. Ta luyện khí công là để thứ nhất hấp thụ khí của trời đất bổ sung cho mình, thứ hai là để tăng cường, duy trì trạng thái cân bằng hai khí âm dương trong cơ thể. Bộ sách Chu dịch tham đồng khiết , đã bao đời được tôn là Vạn thế đan kinh vương chính là căn cứ vào Chu dịch để viết ra sách luyện công. Do đó thuyết âm dương trong bát quái là sách giáo khoa chỉ đạo luyện công.

Bây giờ lấy quẻ thủy hỏa ký tế để bàn: khảm là thủy, là thận; ly là hỏa, là tim. Sự thăng giáng của thận thủy và tim hỏa của cơ thể cũng giống sự thăng giáng hai khí âm dương của tự nhiên, vừa chế ước nhau lại vừa thống nhất với nhau. Thủy tính hàn, hỏa tính nhiệt, về sinh lý tâm hỏa giáng sẽ ôn thận thủy, phong được thần hàn. Thận thủy thăng sẽ chế tâm hỏa, tâm quá nhiệt sẽ làm khô tạng phủ. Cứ thế quá trình hỗ trợ lẫn nhau của thủy hỏa gọi là tâm thận tương giao hay thủy hỏa ký tế , cũng tức là cân bằng âm dương. Am dương cân bằng là sự sống ở trạng thái tốt nhất, tức trạng thái khí công . Cho nên luyện công, vừa phòng bệnh, tăng sức khoẻ vừa kéo dài tuổi thọ, thậm chí có thể đạt được những công năng đặc biệt.

10. Bát quái với hôn nhân: Trong bát quái không những đa ghi lại những phong tục hôn nhân
của xã hội nguyên thủy, những cuộc ngẫu hôn và cướp hôn, mà còn có phương pháp dự đoán và bàn về cát hung của hôn nhân. Ví dụ quẻ hàm nói về nam nữ phối hôn chính thức, quẻ Phong thiên tiểu súc nói về vợ chồng không hòa thuận , quẻ cấn nói về người đàn bà không nên lấy vì người đó không đúng đắn. Quẻ truân nói về cầu hôn, quẻ khuê
là đính hôn, quẻ bôn là nghênh hôn. Tóm lại, dự đoán thông tin về hôn nhân, giúp cho xâyd ựng một gia đình hòa thuận, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội, đặc biệt để giáo dục bồi dưỡng đời sau rất có ý nghĩa.

11. Bát quái với phật giáo, đạo giáo: Phật giáo và các đạo gíao nước ta rất coi trọng nghiên cứu Chu dịch . Vì trong các phù hiệu âm dương của bát quái, gọi dương là trời thần, âm là đất là quỷ. Phật giáo và đạo giáo cho rằng: dương là thần, âm là quỷ, người ở giữa âm dương nên vừa có thể là thần, vừa có thể là quỷ. Nhưng thành thần hay thành quỷ đều có điều kiện, đó chính là điều mà đạo Phật yên cầu con người làm nhiều việc tốt, làm nhiều việc thiên. Người làm việc tốt, sau khi chết biến thành thuần dương thăng lên trời làm thần; người làm việc xấu, việc ác, hại người ích mình, sau khi chết biến thành thuần âm xuống địa ngục làm quỷ. Tôi cho rằng các đạo muốn cho con người tốt, không làm việc xấu, không những có lợi cho xã hội, cho nhân dân mà còn phù hợp với đường lối chính trị của ta là muốn phục vụ nhân dân, muốn làm việc tốt cho nhân dân. Cho nên chúng ta ủng hộ Phật giáo và các sự nghiệp đạo giáo chân chính khác.

12. Bát quái với triết học: Phàm là người nghiên cứu triết học, không ai không cho rằng triết học bắt nguồn từ bát quái. Lý luận uyên thâm sâu xa của bát quái chính là bộ giáo khoa triết học sinh động, thực tế và là sách triết học kinh điển.

Các danh từ triết học âm dương , mâu thuẫn chính là những tên hào cơ bản của bát quái. Một chia thành hai là thái cực sinh lương nghi của bát quái. Cho đến quy luật phát triển biến hóa của sự vật, quy tắc đối lập thống nhất của mâu thuẫn, duy vật biện chứng pháp, tư duy lôgic, phương thức tư duy nhiều tầng, siêu hình và lý thuyết tương đối xuất phát từ bát quái hoặc có liên quan với bát quái. Do đó bát quái dối với triết học cổ điển hay triết học hiên đại của nước ta đều có những đóng góp vĩ đại.

13. Bát quái với văn học: Từ quẻ, từ hào của bát quái đều có tư tưởng văn học và giá trị nghệ thuật cao sâu, đồng thời là bông hoa hông quý báu trong kho tàng văn học của nươc ta.
Từ hào và từ quẻ của bát quái về mặt thủ pháp văn chương và ngôn từ đều có một phong cách độc đáo. Chủ yếu thể hiện ở ba đặc điểm dưới đây.

Dùng phương pháp tỉ dụ, đố là đặc điểm thứ nhất của sáu mươi tư quẻ. Hào từ, hào quẻ đều dùng phương thức tỉ dụ để chỉ cát hung, họa, phúc. Đặc điểm thứ hai là hào từ, hào quẻ đều thể hiện phong cách thơ ca, đoàn ca, dân ca, ngụ ngôn một cách đậm đà, nội dung phong phú, màu sắc câu chuyện cô động. Đặc điểm thứ ba là câu ngắn gọn, điêu luyện, từ vvựng phong phú, miêu tả các nhân vật, sự vật rất sinh động, hình tượng xác thực, làm cho người đọc có cảm giác chân thực. Xưa nay những nhà văn, nhà thơ, tác gia, nhà viết kịch và những nhà báo nổi tiếng, trong tác phẩm của mình bao giờ cũng thấm đậm tư tưởng văn học của bát quái. Ví dụ chúng ta thường nói đội trời đạp đất, đó chính là hào thượng, hào năm là trời, hào bốn hào ba là người, hào hai hào đầu là đất . Người ở giữa trời đất, trên đội trời dưới đạp đất, cho nên gọi là đội trời đạp đât . Không ít tác phẩm của nước ta như tiểu thuyết, thơ ca, kịch đều đưa độc giả đến những chương tiết bát quái đẹp đẽ và sinh động.

14. Chu dịch là đạo trị quốc: Chu dịch bàn về đạo trời, đạo đất, đạo con người và cũng bàn cả đạo trị quốc. Từ tư tưởng đến chính trị, từ kinh tế đến quân sự, từ công nghiệp đến nông nghiệp, từ văn hóa đến khoa học kỹ thuật, từ giáo dục đến pháp luật... nó đều bàn đến. Do đó Chu dịch trở thành cái gốc trị quốc của các triều đại nước ta, được nhà vua coi trọng. Trong lịch sử những nhà vua có công với đất nước, không chỉ bản thân thuộc Chu dịch mà còn dùng những người uyên thâm dịch lý, quái thuật cao siêu làm quân sự.

Chu Văn Vương tự giam mình trong phòng để diễn Chu dịch , tôn Khương Tử Nha, người tinh thông dịch đạo làm quân sự; Tần Thủy Hoàng biết Chu dịch là sách trời nên không đốt; Lưu Bang xây dựng nhà Hán lấy Trương Lương, người thông hiểu Chu dịch làm quân sự, Đường Thái Tông xây dựng được nhà Đại Đường là nhờ quân sư Từ Mậu Công. Gia Cát Lượng thời kỳ Tam Quốc, Lưu Bá On đời Minh, đều là những người tinh thông dịch đạo, quái thuật cao siêu. Song cũng có những nhà vua không hiểu dịch lý, không có cách trị quốc, có nhà vua không nghe lời quân sư nên đưa đất nước đến suy bại, cách mạng bị tổn thất. Ví dụ Lý Sấm Vương không nghe lời Tống Hiếu Sách cách mạng giữa đường bỏ cuộc, biến thành bi kịch lịch sử.

Chu dịch đã có những cống hiến to lớn cho nền khoa học hiện đại của nước ta. Khoa học tự nhiên phát triển từ đầu đời nhà Tần đến nay có thể chia làm ba giai đoạn lớn, cũng gọi là ba đợt sóng triều phát triển của khoa học tự nhiên. Đợt thứ nhất lấy tượng số kết hợp với quan niệm chỉnh thể của Chu dịch làm đại biểu, đợt thứ hai lấy Galilê, Niutơn, Anh - Stanh làm đại biểu, lấy các máy đo và phân tích số hiệu làm đặc trưng; đợt thứ ba từ năm 1960 lại đây, được mở đầu bằng khoa học hệ thống, tiếp sau đó là sự ra đời của lý luận cơ cấu hao tán, lý thuyết hôn độn, hình học tán xạ, số học nhất nguyên hàm phân tích vật nguyên. Những lý luận học thuật và phương pháp này đều gắn bó mật thiết với tượng số của Chu dịch hoặc có những đặc điểm chung . từ năm 1960 lại đây, có tất cả mười bốn kết quả nghiên cứu khoa học quan trọng nhất làm chấn động thế giới, trong đó có mười hai kết quả đạt được từ sau năm 1980. Điều vui mừng nhất là trong mười bốn thành tựu đó có chín mục do các nhà khoa học Trung Quốc đạt được từ sau năm 1980. Trong những thành quả này có nhất nguyên hàm; phân tích vật nguyên, lý thuyết hỗn độn, thứ tự sinh ngẫu thiên địa, tuyến Luxtơxư cấu tạo địa chấn toàn cầu, cấu tạo huyệt kinh lạc địa cầu, nhịp địa cấn tự nhiên, chu kỳ tự nhiên, nhịp liên quan mật thiết với tượng số, có những cái hoàn toàn thống nhất với lý luận trong Chu dịch . Ví dụ tư tưởng huyệt kinh lạc của địa cầu, ăn khớp một cách kinh ngạc với lý luận Viện thủ chư thân, cận thủ chư vật trong bát quái. (mời tham khảo Tự nhiên khoa học đệ tam lãng triều điều điều đạo lộ thông tượng số (Đợt ba ngọn triều khoa học tự nhiên từng điều một có quan hệ với tượng số) của Lý Thụ Thanh.

Từ đó ta có thể thấy rõ, Chu dịch không phải là phong kiến mê tín, không phải là duy tâm, siêu hình mà là nguồn gốc và cơ sở của mọi khoa học.


dongphuonghoc.com