Trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Khái quát về chu dịch

1. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI CỦA PHỤC HY
Bát quái là phát minh của tổ tiên ta, là báu vật vô song trên thế giới. Vậy bát quái là gì? Trong Hệ từ có nói: Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

Thái cực là âm dương chưa phân, vũ trụ còn thời ký hỗn độn. Gọi là thái cực vì bao la đến vô cùng, vô tận. Đến cực điểm tất sẽ thay đổi, đến thái cực tất sẽ phân hóa thành âm dương, hình thành trời đất,hoặc là bản thân thiên thể có cả âm, dương.


Phân âm dương là thành lưỡng nghi. Lưỡng nghi tức là trời và đát. Lấy Dương (*) thay cho trời, lấy âm (*) thay cho đất. Hào âm, hào dương này chính là ký hiệu cơ bản nhật làm thành bát quái. Con cá âm dương trong hình bát quái, cá màu trắng là dương, màu đen là âm. Có người so sanh ai con cá âm dương là mặt trời và mặt trăng, mặt trời là dương, mặt trăng là âm. Am dượng ôm bộc lấy nhau biểu thị âm dương giao nhau.

Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tức âm dương trùng nhau, âm dương giao nhau mà đưa đến. Ví dụ: hào dương (*) kết hợp với một hào dương (*) là thái dương; hào dương (*) kết hợp với hào âm (*)là thiếu âm (*); hào âm với hào dương kết hợp thành thiếu dương (*); hào âm với hào âm kết hợp thành thái âm (*). Cho nên thuân dương là thái dương, thuần âm là thái âm, một âm trên một dương là thiếu âm, một dương trên một âm là thiếu dương. Người xưa lấy bốn tượng, tượng trưng cho bốn phương, cũng tượng trưng cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông trong một năm, tức là tứ thời.

Tứ tượng sinh bát quái, thực tế vẫn là âm dương trùng hợp mà thành. Trong Chu giải Chu dịch đại truyện Cao Hanh có nói: Thiếu dương, lão dương, thiếu âm, lão âm vẫn tượng trưng cho tứ thời, bát quái chính là bốn cái đó tạo thành . Ví dụ: Hào dương của nghi phân biệt kết hợp với thái

Hình phương vị tiên thiên bát quái có bốn đặc điểm:
!) Quá trình tuần hoàn của hình tiên thiên bát quái có thuận, nghịch. Từ một đến bốn, ngược chiều kim đồng hồ thứ tự là bốn quẻ: càn, đoài, ly, chấn. Càn tượng trưng cho trời ở phía trên nhất, cũng tức là phương nam. Từ năm đến tám, thuận chiều kim đồng hồ thứ tự là bốn quẻ: tốn, khảm, cấn, khôn. Khôn tượng trưng cho đất, thấp nhất, tức là phương bắc(Kinh dịch bạch thoại).

2) Quẻ được vạch thành cặp đi nhau, càn ba vạch dương, khôn ba vạch âm là một đôi, khảm ở giữa đầy và ly ở giữa rỗng là một đôi, chấn vạch đầu dương còn đoài vạch cuối âm là một đôi, cạch đuôi cấn là dương còn vạch đầu tốn là âm .

3) Chủ sinh của bát quái tiên thiên là mộc của chấn và tốn cùng một khí, kim của càn sinh thủy của khảm, thổ của cấn sinh kim của đoài, hỏa của ly sinh thổ của khôn . ( Chu dịch thiển thuật). Chấn, tốn trong ngũ hành đều thuộc mộc, cho nên cùng một khí. Càn là kim, khảm là thủy, cho nên kim của càn sinh thủy của khảm. Cấn là thổ, đoài là kim, nên thổ của cấn sinh kim của đoài. Ly là hỏa, không là thổ nên hỏa của ly sinh thổ của khôn.

4) Về con người thì già với trẻ, trẻ với trẻ thành đôi. Già nam với già nữ thành đôi, trưởng nam với trưởng nữ thành đôi, trung nam với trung nữ, thiếu nam với thiếu nữ.

II. HẬU THIÊN BÁT QUÁI CỦA VĂN VƯƠNG


Thuyết tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái từ sau đời Tống tranh luận mãi không thôi, tức là trước Tống căn bản không tồn tại tiên thiên. Trước Tống, đời Hán và Đường, không thể chỉ ra được ai là người đã đề ra phương vị tiên thiên , đến đời Tống các đạo gia mới đưa ra Hình tiên thiên . Hình phương vị bát quái của Phục Hy là dựa theo hình tiên thiên của Thiệu Ung, gọi là Phương vị tiên thiên bát quái . Hình phương vị bát quái của Văn Vương còn gọi là Phương vị hậu thiên bát quái như sẽ thấy ở Thuyết quáiphần sau. Cái gọi là hậu thiên bát quái thực tế là dựa theo phương vị của các quẻ trong câu Đề xuất hồ chấn (1), tề hồ tốn (2), tương kiến hồ ly (30), chí dịch hồ khôn (4), thuyết ngôn hồ đoài (5), chiến hồ càn (6), lao hồ khảm (7), thành ngôn hồ cấn (8) .

Trong tiên thiên bát quái: càn khôn ở nam bắc, ly khảm ở đông tây, còn ở hậu thiên bát quái: ly khảm ở nam bắc, chấn đoài ở đông tây. Cho nên số của hậu thiên bát quái là : khảm (1), khôn (2), chấn (3) tốn (4), trung (5), càn (6), đoài (7), cấn (8), ly (9).

Quá trình tuần hoàn của hậu thiên bát quái hầu như chỉ là quá trình thuận, tức mô phỏng trời quay sang trái . Tiên thiên bát quái là già với già, trẻ với trẻ thành từng đôi, hậu thiên bát quái trừ khảm và ly ra, những cái khác đều là già thành đôi với trẻ.

Hình tiên thiên bát quái mà ngày nay ta nhìn thấy là từ hình tiên thiên của Thiệu Ung đời Tống mà ra. Còn hình hậu thiên bát quái là từ Thuyết quái , người đời Tống cho là do Văn Vương tạo ra. Ngày nay rất nhiều học giả đưa ra nhiều cách phỏng đoán, vì sao Văn Vương đã sửa tiên thiên bát quái thành hậu thiên bát quái. Họ cho rằng: thời Nhà Hạ băng tuyết tan, nước biển dâng lên, ngậ chìm những khoảng đất lơn, khắp nơi bị ngập nước. Đến đời Nhà Chu, hoàn cảnh tự nhiên thay đổi, vận khí trời đất không còn thống nhất với tiên thiên bát quái nữa, cho nên Chu Văn Vương đã sửa tiên thiên bát quái thành hậu thiên bát quái.

Hậu thiên bát quái lấy càn, không làm cha, mẹ; chấn, khảm, cấn, tốn, ly, đoài làm 6 quẻ con. Vì thế cho nên chấn trưởng nam được hào đầu của càn, khảm trung nam được hào giữa của can, cấn thiếu nam được hào trên của càn. Tốn trưởng nữ được hào đầu của khôn, ly trung nữ được hào giữa của khôn, đoài thiếu nữ được hào trên của khôn.

Bát quái là do hai hào âm (*) và dương (*) mà hợp thành, dùng hai hào âm dương để biểu thị vạn vật trong trời đật. Am dương là hai mặt mâu thuẫn của vạn vật, vừa đối lập, vưa thống nhất. Vật gì, việc gì cũng có mâu thiẫn âm dương và có tính đồng nhất. Ví dụ: trời là dương, đất là âm; nam là dương, nữ là âm; trong điện có cực dương, cực âm; tóm lại vạn vật đâu đâu cũng có âm dương.

Ký hiệu âm dương không chỉ thể hiện vật gì cũng có hai mặt âm dương mà còn nói rõ quan điểm duy vật biện chứng trong mỗi vật, trong âm có dương, trong dương có âm. Ví dụ nói về con người, nam là dương, nữ là âm; nói về thân thể: đầu là dương, người là âm; lưng là dương, ngực là âm, mu bàn tay là dương, lòng bàn tay là âm, con cá âm dương trong hình bát quái, điểm trắng giống con mắt trong con cá âm là dương, điểm đen trong cá dương là âm, tức thể hiện quan điểm trong một vật trong âm có dương, trong dương có âm.

Hệ từ có câu quẻ dương nhiều âm, quẻ âm nhiều dương là cớ làm sao vậy ? quẻ dương nhiều âm là chỉ các quẻ: chấn, khảm, cấn, một dương mà hại âm; quẻ âm nhiều dương là : tốn, ly, đoài, một âm mà hai dương. Đối với những trường hợp này. Hệ từ đã giải đáp: Dương một quan hai dân, đó là đạo của quân tử; âm hai quan một dân, đó là đạo tiểu nhân vậy.


Thuyết minh:

1. Hình này nghe nói do nhà thiên văn, đại sư bát quái, Thiệu Khang Tiết đời Tống làm ra.

2. Khi dự đoán, Thiệu Khang Tiết dùng hình hậu thiên bát quái, còn số là của tiên thiên bát quái, rất kỳ diệu. Nhưng vì sao Thiệu Khang Tiết lại dùng hình của hậu thiên bát quái và số của tiên thiên ngày nay vẫn chưa rõ nguyên do. Ngày nay khi gieo theo thời gian và dự đoán theo sáu hào thì đều phối hợp hình này với số của tiên thiên.

3. Trong hình, sự sắp xếp của thiên can, địa chi vừa là tiều hí của phương vị thời gian, không gian, vừa là tiêu chí vượng suy và sinh khác của âm dương ngũ hành.

4)Tám cửa và sáu thầntrong hình là tôi (tác giả) căn cứ vào các sách Ký môn... mà sắp xếp. Mục đích để độc giả biết được cách sắp xếp tám cửa , sau thần trên bát quái. Nếu gieo quẻ theo thời gian thì nói chung không dùng tám cửa ; sáu thầncũng chỉ dùng khi dự đoán theo sau hào.

5. Khai môn, sinh môn trong tám cửalà cát môn. Hưu môn chủ về nghỉ ngơi, chờ thời cơ. Thương môn chủ về nỗi kinh hoàng do thương tổn, lo sợ. Đỗ môn chủ về trắc trở không thông. Không thuận lợi. Cảnh môn chủ về vất hư, giả. Tử môn đại xấu, dữ. Kinh môn chủ về những việc nguy hiểm, kinh hoàng.

Chú thích:

1) Đế xuất hồ chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu quẻ chấn. (Quẻ chấn là phương đông, lệnh của tháng 2 mùa xuân, mặt trời phía đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng)

2) Tế hồ tốn: Vận hành đến quẻ tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ tốn là đông nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng)

3) Tương kiến hồ ly: Quẻ ly là tượng trong ngày, ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ là phương nam, lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng).

4) Chí dịch hồ khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vật. (Quẻ khôn là phương tây nam, lệnh của tháng 6 tháng 7; khôn là vật, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ)

5) Thuyết ngôn hồ đoài: là lúc vạn vật tươi vui (thuyết tức tươi vui) bèn ứng ở quẻ đoài. (Quẻ khôn lằphương tây lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa).

6) Chiến hồ càn: Thời khắc tương ứng với quẻ càn vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh. (Quẻcàn là phương tây bắc, lệnh của tháng 9 tháng 10, mặt trời đã xuống chân phía tây, là lúc tối sáng, âm dương đấu tranh lẫn nhau).
7) Lao hồ khảm: Khi vũ trụ đã vận hành đến khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi. (Quẻ khảm là phương bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước, không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương này hoàn toàn không có, vạn vật mệt mỏi, là lúc nên nghỉ)

8) Thành ngôn hồ cấn: Vũ trụ vận hành đến quẻ cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới. (Quẻ cấn là phương đông bắc, lệnh của tháng 12 và tháng giêng, tức giao thời của đông và xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắc đầu)

III. HÀ ĐỒ, LẠC ĐỒ

Từ sau đời Tống, phàm là sách về chú dịch , luận dịchtrị dịchđều lấy các hình hà đồ
lạc đồlàm mọt bộ phận quan trọng của Chu dịch . Thậm chí có người nó bát quái là căn cứ hà đồ , lạc đồmà vẽ ra, ban đầu Chu dịchdựa theo đồ thưmà làm ra, chứ không phải đồ thưtheo dịchmà làm ra. Vì người ta cho rằng Phục Hy đã dựa theo hà đồmà làm ra bát quái,
cho nên trong kinh sơn hảinói: Phục Hy được hà đồ, người Hạ do đó mà nói rằng Liên Sơn . Nhưng tôi (tác giả) cho rằng bát quái trong sách Liên sơntuy có thể ra đời từ Nhà Hạ, nhưng bát quái không nhất thiết theo Hà đồmà làm ra. Vì trong nguyên văn của Kinh dịchkhông đề cập đến hà đồ , lạc đồ .

Về Hà đồ lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung Quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có long mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang hà đồ , có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thuỷ, lưng mang lạc thư . Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm dương trên hà đồ , lạc đồmà vẽ ra bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói hà đồ , lạc đồ là dịch của trời đất

Thuyết hà đồ , lạc thư trong cuốn Thượng thưcủa Tiên Tần, Luận ngữ của Mạnh Tử và trong Hệ từ đều có ghi lại. Nhưng Đồvà Thư thực chất là cái gì, chưa ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít Dịch gia khi viết về Dịch rất ít nói đến Hà đồ , Lạc đồ , một vài người có nói đến thì cũng chỉ nói lướt qua. Phong trào nói đến hà đồ , lạc thưlà vào những năm thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết hà đồ lạc thưluôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống. Ngày nay, qua nhiều khảo chứng, người ta nói: Trong hà đồ của người Tống có 55 vòng tròn đen trắng phân bố, e rằng nó được bắt người từ Hệ từ . Hệ từ nói: trời 1; đất 2; trời 3; đất 4; trời 5; đất 6; trời 7; đất 8; trời 9; đất 10. Trời có 5 số, đất có 5 số. Năm số của trời cộng lại được 25, năm số của đất cộng lại được 30. Tổng số của trời và đất được 55, cho nên nó biến hóa như quỷ thần vậy . Cách nói này xem ra có lý.

Thế các số của trời đất trong Hệ từlà từ đâu mà ra? Cuộc tranh luận lịch sử này không đi đến
kết quả. Tôi (tác giả) cho rằng số của Trời Đất rất có thể là lấy từ thiên can: Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quýmà ra. Giáp bính mậu canh nhâm là 5 số dương, tổng là 25 số trời; ất đinh kỷ tân quý là 5 số âm, tổng là 30 số đất. Cả hai tổng hợp lạu là 55. Số của thiên địa là ngũ hành, tuy hợp với ngũ hành va phương vị, còn với thiên can hoá (tức 60) có chênh lệch, nhưng phương pháp hóa hợp với thên can là giống nhau. Ví dụ: số của thiên địa 1 và 6 hợp với thủy chính là giáp, kỷ hợp thổ; 2 và 7 hợp với hỏa, là ất canh hợp kim; 3 và 8 hợp với mộc, là bính tân hợp với thủy; 4 và 9 hợp với kim, là đinh nhâm hợp với mộc; 5 và 10 hợp với thổ, là mậu, quý hợp với hỏa. Số thiên địa thấy trong Hệ từ , còn sự ra đời của thập thiên can thì sớm hơn Hệ từ , đó là điều không có gì nghi ngờ. Cho nên số thiên địa trong Hệ từrất có khả năng được rút ra từ thập thiên can.

Xuất sứ của 45 vòng đen trắng trong lạc thưcủa người đời Tống tức cái mà gọi là lạc thư lấy
từ mai rùakhông ngoài độ hom càncủa Trịnh Huyền đời Tống là đội 9 dẫm 1, trái 3 phải 7, 2 và 4 làm vai, 6 và 8 làm chân .

Điểm trắng trong hà đồtượng trưng cho dương, đen tượng trưng cho âm, tức 1, 3, 5,7, 9 là số
lẻ, là dương, gọi là tượng trời; 2, 4, 6,8, 10 là số chẵn, là âm, gọi là tượng đất. Các số này của trời đất hợp lại nhau chính là 55.

Số 55 của trời đất không những đại diện số của bát quái mà còn hợp với số ngũ hành. Tức 1 và 6 hợp với thủy, 2 và 7 hợp với hỏa, 3 và 8 hợp với mộc, 4 và 9 hợp với kim, 5 và 10 hợp với thổ. Như vậy vạn vật trong trời đất đều thuộc ngũ hành mộc, hỏa thổ, kim,thuỷ.
Điểm trắng trong Lạc thư là dương, điểm đen là âm. 1, 3, 7,9 là số lẽ, thuộc dương; 2, 4, 6, 8
là số chẵn thuộc âm. Các số âm, dương ấy cũng gọi là tượng của trời đất. Các số trong hình vẽ: đội 9 dẫm 1, trái 3 phải 7, 2 và 4 làm vai, 6 và 8 làm chân, điều đó phù hợp với hậu thiên bát quái.

Kinh dịch ra đời sớm hơn Truyền dịch bảy, tám trăm năm, nên bát quái không phải dựa theo Hà đồ , Lạc thư để vẽ. Đó là điều không ai phủ nhận được.

IV. NGUỒN GỐC CỦA BÁT QUÁI

Từ xưa tới nay, bát quái được gọi là sách trời không có chữ, đó là vì nó là lý luận của một khoa học thần kỳ nhưng bí ảo, chưa hề có một tiền lệ nào trong lịch sử văn hóa thế giới. Về nguồn gốc của nó, tự cổ chí kim, tuy sự nghiên cứu và khảo sát chưa bao giờ đứt đoạn, nhưng cho đến nay vẫn là bí ảo , mỗi người bàn một cách.

Thứ nhất có người nói nguồn gốc của nó là từ cổ thiên văn. Lý do là chữ quái của bát quái
là từ chữ khuê (*), chữ bốc (*). Thổ khuê tức là đem đất chất đống lên mà thành, dùng để đo bóng mặt trời. Về sau không dùng đất chất đống nữa mà dùng một cái gậy cắm đứng, để đảm bảo gậy đứng thẳng, trên đâu gậy buộc một cái dây, phía dưới dây đeo vật nặng, cho nên hình của nó là chữ (*). Đó là do nói nguồn gốc của bát quái từ cổ thiên văn.

Thứ hai có người nói nguồn gốc của bát quái là văn tự. Chữ xưa: khôn, khảm, chấn, đoài làm thành bát quái.

Thứ tư có người nói nguồn gốc của bát quái là chiêm bốc, là mô phỏng những dấu hiệu của mai rùa mà ra. Bát quái và 64 quẻ đều là những dấu hiệu tiêu chuẩn. Cho nên có thuyết nguồn gốc dịch quái là quy bốc . Từ xa xưa đã sớm có: chiêm vật tượng, chiêm thiên tượng, chiêm tinh tượng v. v. ... Nên nói nguồn gốc của bát quái là chiêm bốc.

Thứ năm có người nói nguồn gốc của bát quái là Hà đồ , Lạc thư . Tương truyền ngày xưa có long mã xuất hiện ở Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ ; có rùa thần nổi ở Lạc Thủy lưng mang lạc thư' . Phục HY sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm dương trên hà đồ và lạc thư mà vẽ ra bát quái.

Thứ sáu có người nói nguồn gốc của bát quái là chữ số. Cách ghi số thời cổ là vạch các gạch, số một vẽ một gạch, số hai vẽ 2 gạch, số 3 gạch 3 gạch.

Còn nguồn gốc ký hiệu âm dương của bát quái thì còn nhiều cách giải thích hơn nữa. Cách thứ nhất nói là lấy theo bộ phận sinh dục của nam nữ; cách thứ hai nói là ngày xưa dùng từng mắt tre để tính chiêm bốc, một mắt là dương, hai mắt là âm, hoặc không mắt là dương, có mắt là âm; cách thứ ba nói: trời một sắc là dương, đất chia làm đất và nước là âm; cách thứ tư nói trong Hệ từ có nói nút thừng mà trị là lấy từ phương pháp ghi số nút thừng ngày xưa. Một nút là dương, hai nút là âm. Về sau bói cỏ thi dùng để biểu thị số chiêm bốc nên làm thành bát quái. Thời gian xuất hiện của phù hiệu bát quái là vấn đề rất phức tạp, đã có những khảo chứng cho rằng có thể nó xuất hiện cách đây 5.000 năm, nhưng ngày nay lại có phát hiện mới Trên những mảnh gốm cách đây 1 vạn năm đã có những vạch vẽ giống bát quái . (Kết cấu chữ số của hình dịch).

V. THỜI ĐẠI KINH DỊCH THÀNH SÁCH

Thời gian hình thành bát quái và 64 quẻ khoảng đời nhà Hạ. Điều đó có Ngọc Hải dẫn chứng
từ sơn hải kinh như sau: Phục Hy được Hà đồ, do đó người Hạ nói Liên sơn ; Hoàng đế được Hà đồ, do đó người Thương nói Quy Tàng . Liệt Sơn thị được Hà đồ, dó đó mà người Chu nói Chu dịch . Dịch tán , Dịch luận của Trịnh Huyền nói Hạ viết Liên sơn , An viết Quy Tàng , Chu viết Chu dịch .

Trong Chu lễ có ghi: Cung xuân đại bốc nắm cả phép của ba bộ dịch là liên sơn , quy tàng , chu dịch . Quái của các kinh đó đều là 8, quẻ đều là 64 . Còn nói: Cuối thời kỳ đồ đồng ở
An Dương đã xuất hiện những dấu hiệu bát quái (trang 77 sách Lịch sử chữ viết trên xương của Trung Quốc ). Do đó có thể thấy thời kỳ hình thành bát quái và 64 quẻ nên vào đời nhà Hạ. Còn những người đời sau nói Văn Vương đã làm lại 64 quẻ, điều đó chắc không đúng, tuy Văn Vương đã sắp xếp lại cho nó hoàn chỉnh hơn thì rất có thể.

Hai quyển sách Liên Sơn , Quy Tàng đã mất từ lâu, quyển sách người đời sau nhìn thấy chỉ là Kinh dịch . Nhưng thời kỳ ra đời của Kinh dịch từ xưa tới nay thì có ba loại ý kiến.

1. Kinh dịch ra đời từ thời Xuân Thu. Quách Mạc Nhược nói : Quan niệm trời đất đối lập xuất hiện rất muộn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Những văn tự đời nhà Chu không có vết tích của bát quái, thậm chí không có chữ địa ; những chữ như càn, khôn trong sách cổ mãi về sau mới xuất hiện ... Đủ thấy Kinh dịch không thể ra đời từ thời Xuân Thu.

2. Kinh dịch ra đời vào đầu thời Tây Chu. Trương Đại Niên căn cứ câu chuyện trong hào từ quẻ như táng ngưu ư dịch , táng dương ư dịch , cao tôn phiệt quỷ phương , đế ất quy muội , kỳ tử chi minh di v. v. ... đều là các câu chuyện của nhà Thương và Tây Chu. Những sách về sau của Chu Thành Vương, không viện dẫn đến, nên suy ra Kinh dịch thành sách không thể sau thời Thành Vương.

3. Kinh dịch thành sách vào thời kỳ giao thời nhà An và nhà Chu. Kim Cảnh Phương v. v. ... cho rằng: Kinh dịch là tác phẩm giao thời giữa nhà An và nhà Chu. Họ khẳng định quái xuất ư thi . Thi sử đời xưa dần dần được tổng kết lại qua nhiều bài ghi chép hoạt độngc của chiêm thi, qua sàng lọc, chỉnh lý mà thành Kinh dịch . Có học giả còn từ tiến trình logic phát triển tư tưởng của Trung Quốc và từ trong mâu thuẫn xã hội các đời nhà An, nhà Chu mà nghiên cứu các niên đại thành sách của Kin dịch, họ cho rằng đó là thời kỳ giao tiếp giữa nhà An và nhà Chu.

Kinh dịch chia làm hại kinh thượng và hạ, 64 quẻ. Mỗi quẻ có 6 hào, hai quẻ càn khôn, mỗi quẻ có 7 hào, quẻ can dùng 9, quẻ khôn dùng 6, bản thể của nó không phảilà hào tuy có tác dụng như hào, chẳng qua để thuận tiện mới gọi là hào, cộng tất cả có 386 hào. Mỗi quẻ đầu tiên lập hình quẻ, sau đó là tên quẻ, rồi mới đến quẻ từ. Mỗi hào đầu tiên đề hào sau đó là hào từ. Quẻ từ và hào từ có 450 điều, hơn 4.900 chữ. Người đời sau nói: quẻ từ do Văn Vương làm ra, còn hào từ do Chu Công làm.

VI. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHU DỊCH

Bộ sách Chu dịch là do hai bộ sách Kinh dịch và Dịch truyện hợp thành Kinh dịch là
bộ sách về dự đoán thông tin, phân làm thượng, hạ hai quyển. Dịch truyện là tác phẩm triết học, nó gồm Thoán thượng hạ, tượng thượng hạ, Hề từ thượng hạ, Văn ngôn , thuyết quái , tự quái , tạp quái tất cả 60 bài hợp thành. thời gian hình thành sách khoảng từ nhà An, Thương, Tây Chu, kéo dài mãi đến Xuân Thu Chiến quốc, cho nên những bài này không phải do một người viết ra mà là nhiều người làm hợp lại.

Kinh dịch nguyên ban đầu chỉ có quẻ từ và hào từ của 64 quẻ. Người đời sau trên cơ sở Kinh dịch lại viết nên Truyện dịch , còn gọi là mười dực. Các bài trong Truyên dịch ban đầu là phụ chú sau Kinh dịch , đều là lời giải thích quanh Kinh dịch. Như vậy Kinh dịch và Truyện dịch hợp thành bộ Chu dịch ngày nay.

Tên Chu dịch xuất hiện sớm nhất trong Tả truyện . Ví dụ: Trong Tả truyện. Trang Công năm thứ 22 : Sử nhà Chu có Chu dịch , xem Trần Hầu . Những sử liệu khác có nhắc tên Chu dịch rất nhiều.

Vì sao lại đặt tên sách là 'Chu dịch , xưa nay có rất nhiều sách giải thích. Chữ Chu là chỉ tên triều đại nhà Chu, chữ dịch hàm ý chỉ ngày đêm biến đổi, nên dịch là biến vậy.

Tư tưởng triết học của truyện dịch và Kinh dịch là trên cơ sở chiêm thi của Kinh dịch xây dựng nên, nó giải thích kinh dịch từ thiên văn, địa lý, nhân sự bàn một rất toàn diện, hệ thống. Đây là lần đầu tiên dùng tư tưởng khoa học, quan điểm duy vật chỉ rõ tư tưởng triết học và duy vất biện chứng pháp của chiêm bốc trong Kinh dịch.

Hai bộ sách Kinh dịch và Truyện dịch này, về nội dung có sự sai khác, về hình thức lại có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, kết hợp thành một bộ hoàn chỉnh, điều này đối với lịch sử văn hóa, tư tưởng trong và ngoài nước là một kỳ tích khiến mọi người phải chú ý. Kinh dịch ra đời và giao thời nhà An. Thương, Tây Chu, Truyện dịch vào thời Chiến quốc. Cả hai bộ sách cách nhau bảy, tám trăm năm lịch sử, nên nay mới nói sách Chu dịh ra đời vào giao thời từ nhà Thương, Chu đến Xuân Thu, Chiến Quốc là thế. Lịch sử và quá trình phát triển của Chu dịch kéo dại và rất phức tạp.

Nó trải qua sự sản sinh khái niệm âm dương; sáng tạo ra bát quái, hình thành quẻ kép, sự ra đời của từ quẻ và mười dực . Về thời gian nó trải qua các triều Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu. Trong quá trình hình thành sách, nó bắt đầu từ Liên Sơn , Quy tàng, Kinh dịch sau mới đến Chu dịch Liêm Sơn lấy quẻ cấn, tức lấy núi làm khởi điểm của 64 quẻ. Điều đó tuy phản ánh được năng lực tư duy của người Hạ phát triển hơn so với trước đó, nhưng nhận thức về Trời Đất còn rất nông cạn: Hồi đó do nước lụt ngập khắp nơi, mặt đất lúc chìm lúc nổi, con người chủ yếu sống trong hang núi, cho nên núi là chủ thể của quả đất ( cấn đại biểu sơn)

Quy tàng lấy quẻ khôn, tức lấy đất làm khởi điểm của 64 quẻ. Điều đó không những nói lên tri thức của người An đã nâng cao lên một bước so với người Hạ, thế lực của xã hội mẫu hệ còn tồn tại ( khôn là thái âm, là mẹ) mà về nhận thức đối với vũ trụ, thế giới tự nhiên đã sơ bộ hình thành thế giới quan thuyết quả đất là trung tâm.

Kinh dịch lấy quẻ Càn tức lấy trời làm khởi điểm của 64 quẻ. Điều đó nói lên xã hội đã chuyển từ chế độ mẫ hệ sang chế độ phụ hệ (càn là trời, là cha) đồng thời nói lên người Chu đã có những hiểu biết ban đầu về các thiên thể, bắt đầu nghiên cứu sự vận động của các thiên thể đối với quả đất, ảnh hưởng đối với con người, chỉ ra quy luật đối lập thống nhất trong vũ trụ. Cho nên một vũ trụ quan mới đã xuât hiện.

Từ lịch sử phát triển lâu dài của Chu dịch có thể nhìn thấy tổ tiên ta đã phát minh ra bát quáilà một cuộc cách mạng to lớn trong lịch sử dự đoán thông tin của nước ta. Còn có thể thấy năng lực tư duy của con người, khả năng nhận thức của con người về phương diện tự nhiên hay xã hội đều từng bước phát triển từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ phiến diện đến tương đối toàn diện.

dongphuonghoc.com